Site icon VIP777

Thể thao Việt Nam: Từ chạy bộ đến pickleball

Từ chạy bộ đến pickleball - Ảnh 1.

Không nằm ngoài dự đoán, giải vô địch quốc gia đầu tiên của pickleball cũng đã nhanh chóng ra đời ngay ở thời điểm sôi động nhất của môn chơi mới lạ này tại Việt Nam. Cũng sẽ không bất ngờ nếu pickleball tiếp bước các cuộc chạy marathon đang là trào lưu hiện nay.

Điểm chung của 2 môn thể thao “hot trend” này nằm ở sự giao thoa khá mạnh giữa phong trào và chuyên nghiệp. Trên cơ sở một cộng đồng runner lớn mạnh, các giải marathon phát triển rộng khắp mọi tỉnh thành, tác động lớn đến những hoạt động marketing của các thương hiệu.

Đôi khi, không thể phân biệt đâu là một cuộc thi marathon “chính thức” và các giải “có yếu tố chuyên nghiệp”. Tóm lại, sự nở rộ của các giải marathon đến từ việc “nhà nhà-người người cùng chạy”.

Câu chuyện của pickleball cũng không khác mấy. Phải thừa nhận là chưa từng có môn mới nào lại có tốc độ phổ biến nhanh như môn “lai” giữa quần vợt – bóng bàn – cầu lông này. Dù chưa có giải VĐQG nào, nhưng số lượng giải đấu pickleball đã tăng với tốc độ chóng mặt, hình thành nên một lực lượng VĐV chuyên nghiệp.

Tất nhiên, từ việc có nhiều giải đấu, nhiều VĐV đến chuyện có những tài năng đẳng cấp thế giới, là hoàn toàn khác. Nhưng nếu nhìn ở góc độ phát triển của một môn chơi, thì mô hình của chạy marathon hay pickleball rõ ràng là một gợi ý đánh giá cho những nhà quản lý thể thao tại Việt Nam. Có thể thấy, sức sống của bất kỳ môn thể thao nào cũng phải xuất phát từ nền tảng phong trào. Kế đến, là sự kết hợp giữa phong trào với phương cách tổ chức chuyên nghiệp.

Thể thao Việt Nam thường khá tách bạch giữa phong trào và đỉnh cao, hay nói đúng hơn, là chẳng có một sự kết dính nào cả. Thế nên các VĐV chuyên nghiệp chủ yếu “sống” bằng tiền ngân sách với mô hình tập trung huấn luyện “nuôi gà chọi” ở các trung tâm quốc gia.

Chính cái khoảng cách ấy khiến cho công tác xã hội hóa thể thao trở nên giảm hiệu quả, rất khó để phát triển thành những môn thi đấu nhà nghề, nơi mà chính khán giả (cũng là những người chơi phong trào) sẽ là nguồn “nuôi” môn chơi.

Các giải đấu đỉnh cao ở Việt Nam cứ đến hẹn lại lên, tập trung rồi thi đấu vài ngày xác định thành tích làm cơ sở tuyển chọn và giải tán. Đó là lý do mà nhiều môn có phong trào rất tốt nhưng cứ đến giải VĐQG thì khán đài vẫn vắng tanh.

Hãy thử tưởng tượng đến giải pickleball toàn quốc sắp diễn ra, chắc chắn là khán giả sẽ rất đông vì đây đang là môn “hot”. Đó chính là bản chất của vấn đề. Từ một phòng trào mạnh, thúc đẩy sự ra đời của giải VĐQG, đó là một mối liên hệ rất hợp lý và có khả năng bền vững. Tương tự như các giải chạy, tổ chức mà không lo bị “thừa”, đơn giản vì nhu cầu chạy rất lớn.

Sự bùng nổ của các giải chạy, hoặc tính lan tỏa quá nhanh cho pickleball hiện nay có thể là xu hướng , hoặc nó chứng minh cho một thực tế đó là tiềm năng phát triển thể thao chuyên nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất lớn, miễn là được khai thác đúng cách theo công thức: Chuyên nghiệp hóa phong trào, và xã hội hóa đỉnh cao

Đã từng có một ví dụ: Giải phủi Hà Nội (HPL) đến từ ý tưởng làm sao để chuyên nghiệp hóa cho bóng đá phủi (phong trào) và sau hơn một thập niên xây dựng, giải đấu này đã được biến thể thành một sân chơi độc lập, có đời sống riêng. Việc chuyên nghiệp hóa bóng đá phong trào không tác động đến phần đỉnh cao nhưng đó là cơ sở để khiến cho bóng đá luôn có chỗ đứng số 1 tại Việt Nam. Phong trào mà sôi động thì chẳng phải lo đến việc thiếu tài năng cho sân chơi chuyên nghiệp khi niềm đam mê được gìn giữ.

Exit mobile version